Những cuộc chiến tranh Silesia Chiến_tranh_Kế_vị_Áo

Chiến dịch Silesia lần thứ nhất (1740-1742)

Hoàng đế Karl VI chết cùng năm với vua Friedrich Wilhelm I.[3] Ngày 13 tháng 12 năm ấy, vua Phổ bắt đầu ra quân. Mặt khác, nhà vua cũng gửi thư đến kinh thành Viên, đề nghị Nữ hoàng Maria Theresia nhượng xứ Silesia cho ông; đổi lại, ông và ba quân sẽ liên minh với bà, bãi bỏ đề nghị kế vị một số Công quốc, hay đưa phu quân của bà là Frank lên ngôi Hoàng đế La Mã Thần thánh, v.v... Đến ngày 13 tháng 12 năm 1740, thấy gần như không có hồi âm, vua Phổ sẵn sàng ra quân, tiến chiếm Silesia.[4] Thay vì nhượng vùng đất này cho ông, nữ hoàng Maria Theresia quyết định chiến đấu với vua Phổ để bảo vệ Silesia - một "viên ngọc của Hoàng gia Áo".[5][6]

Tân Quốc vương Friedrich II luôn mong muốn chiếm được Silesia - một tỉnh giàu có nhất của Đế quốc Áo thời đó.[7] Vì vậy, ông quyết định chống lại "Đạo luật Thừa kế năm 1713" (theo đó Maria Theresia sẽ thừa kế toàn bộ lãnh thổ của Đế quốc Áo - Habsburg), để tạo nên "điểm hẹn của sự huy hoàng" trong cuộc đời ông.[3] Ngoài ra, ông cũng lo ngại rằng, nhà vua Ba Lan August III, cũng là Tuyển hầu tước Friedrich August II xứ Sachsen, sẽ tìm cách nối lại những vùng đất nằm rời rạc của ông thông qua tỉnh Silesia. Do đó, cả thế giới đều hay tin tân vương Friedrich II quyết định thực hiện giấc mơ của mình.[8] Cụ thể hơn, ông liền mang 28.000 quân Phổ đi đánh vùng đất Silesia[4] vào ngày 16 tháng 12 năm 1740, lấy cớ là làm theo một hiệp ước được Vương triều Hohenzollern và Vương triều Piast xứ Brieg (Brzeg) ký kết vào năm 1537, mà hầu như không ai biết đến.

Ngay từ ngày 6 tháng 12 năm 1740, những vị sứ giả nước ngoài Berlin đã hay tin nhà vua nước Phổ mặc giáp xông pha trận trận mạc.[9] Vào ngày 13 tháng 12 năm 1740, vị "vua - triết gia - nhạc sĩ" mở đầu sự nghiệp của "một trong những danh tướng xuất sắc nhất mọi thời đại".[4] Sau một buổi khiêu vũ trong Hoàng cung, tân Quốc vương Friedrich II lên xe ngựa, và đọc bài diễn văn trước ba quân, thể hiện sự thận trọng của vị vua - học giả - chiến binh:[10]

Hỡi ba quân, Quả nhân đang phát động một cuộc chiến tranh, với đồng minh là lòng dũng cảm và trung thành của các Ngươi. Trẫm chỉ có lý do tuyên chiến như sau: chúng ta cần phải mang lại lợi ích cho Trẫm, và để muôn dân được chung sống hạnh phục. Lần lượt nhớ lại những chiến thắng huy hoàng của cha ông ta trên thảo nguyên Warszawa, tại Fehrbellin hay trong công cuộc khai quốc Phổ. Số mệnh của ba quân nằm trong tầm tay của các Ngươi đó: những đợt thăng quân hàm và vinh dự đang chờ đợi ba quân, chúng sẽ xứng đáng với lòng dũng cảm của các Ngươi.

Nhưng để ba quân đại thắng thì Trẫm phải làm gì? Có một thứ mà các Ngươi cần phải chú ý, đó là thực lực của Trẫm và ba quân. Các Ngươi thấy đấy, phía trước các Ngươi là một lực lượng Quân đội từng nhận biết bao lời tán dương khi Vương công Eugene thống lĩnh họ. Giờ đây, Vương công Eugene không còn nữa, Trẫm và ba quân sẽ có kế sách riêng, để áp đảo những tên giặc táo tợn. Nếu cuộc chinh phạt của chúng ta thành công, vinh quang sẽ đến với chúng ta: chúng ta sẽ trở nên vĩ đại hơn! Vĩnh biệt! Hãy tiến về phía trước! Ngay lập tức, Quả nhân sẽ theo sau các Ngươi, để cùng các Ngươi nhận lấy sự huy hoàng đang mong chờ chúng ta.

— Friedrich Đại đế

Diễn biến của chiến dịch

Những chiến thắng của quân Phổ

Không những thế, hay tin một số người cho rằng hành động táo bạo của Tân vương Friedrich II là liều lĩnh và gây nguy hiểm đến nước Phổ, ông thắc mắc: "Sao lại thế, ngược lại à nha! Chính thiên triều Áo Quốc kia mới là kẻ lâm vào cảnh nhục nhã!"[11]. Vào ngày 18 tháng 12 năm 1740, vị Tân vương trẻ tuổi xua đại quân tinh nhuệ chinh phạt vùng Hạ Silesia, và, tính toán của ông hoàn toàn chính xác: đánh tan quân Áo đồn trú tại đó, ngoại trừ ba thành trì khác, toàn bộ vùng này rơi vào tay ông vào tháng 2 năm 1741.[12] Trong những giờ phút cuối cùng của năm 1740, Friedrich II cùng một đoàn Kỵ binh và lính ném lựu đạn tiến đến cổng thành Breslau và đóng quân tại Schweidnitz. Thấy vị Quốc vương Tin Lành ấy, nhân dân Tin Lành vui vẻ mở cổng thành Breslau mà chào đón Quốc vương. Tất cả các tầng lớp nhân dân đều kính mến vị vua chiến thắng này.[11] Không những thế, Quốc vương Friedrich II cũng chinh phạt vùng Brieg,[13] sau đó ông hội kiến với một cánh quân khác vừa đánh bại quân Áo. Trong vòng sáu tuần, vị Tân vương nước Phổ ca khúc khải hoàn trở về kinh thành Berlin.[14] Vào ngày 9 tháng 1 năm 1741, Friedrich viết thư gửi Thủ tướng Chính phủ Phổ - Brandenburg là Heinrich von Podewils:[15]

Thành Breslau (thủ phủ xứ Silesia) giờ đây đã thuộc về Trẫm.
— Friedrich Đại đế

Mùa xuân năm 1741, Glogau thất thủ.[4] Friedrich lại xua 23.400 quân Phổ[16] tiến đánh quân Áo của Bá tước Neuperg người Hungary[17] trong trận Mollwitz vào ngày 10 tháng 4 năm ấy. Mở đầu trận đánh, cánh phải của Quân đội Phổ bị Kỵ binh Áo đánh đuổi khỏi bãi chiến trường. Vua Friedrich II thân chinh thống lĩnh cánh phải, và người ta khuyên ông nên rời khỏi trận chiến.[18]

Đây là lần đầu duy nhất ông phải rời khỏi trận chiến trước khi Quân đội Phổ thật sự bị đánh bại. Sau khi ông rút lui, Bộ binh Phổ đã kháng cự nhiều đợt tấn công của Kỵ binh và Bộ binh Áo, để rồi trận Mollwitz kết thúc với chiến bại của Quân đội Áo.[18] Tướng Schwerin đã cứu Quân đội Phổ thoát khỏi tình thế nguy kịch.[19] Về sau, Quốc vương Phổ cho rằng:

Mollwitz là ngôi trường của Trẫm.

— Friedrich Đại đế[20]

Chiến thắng Mollwitz cho thấy sự trỗi dậy của một cường quốc non trẻ. Sau trận thắng này, Quân đội Phổ chiếm lấy các vùng Britz và Neisse. Cả châu Âu trở nên bất ngờ trước sự táo bạo của vị "vua - triết gia" Friedrich II.[21] Ông đã chiếm được toàn bộ miền Hạ Silesia (phía tây bắc Silesia).[17][22]

Bước sang năm sau (1742), Friedrich II cùng 28.000 binh sĩ và 88 khẩu thần công[23] lại đánh thắng quân Áo của Vương công Karl xứ Lorraine trong trận chiến tại Chotusitz (Czaslau),[24][25] tại Vương quốc Bohemia. Đây là một trận chiến dai dẳng và tàn khốc, có lúc Quân đội Áo tưởng như sẽ chiến thắng. Tuy nhiên, với tinh thần bất khuất và kỷ luật cao của Quân đội Phổ đã giúp họ giành thế thượng phong, để rồi giành chiến thắng oanh liệt trước đối phương.[26] Đại đế Friedrich II chiếm luôn vùng Thượng Silesia nằm ở phía đông tây tỉnh Silesia; tỉnh Silesia (ngoại trừ phần Silesia thuộc Áo) đã rơi vào tay nhà vua nước Phổ. Trong số các tù binh Áo sau trận thắng Chotusitz có viên tướng tên Pallandt, bị thương nặng, được nhà vua thường xuyên thăm hỏi. Một hôm, Tướng Pallant nói với ông:[26]

Muôn tâu Đức Vua, xem ra Người và Nữ hoàng quyền quý của Hạ thần sẽ thua bọn Pháp, thật ra bọn chúng hại Đức Vua đấy.

Nghe vậy, ông hỏi Pallant có ngụ ý gì? Vị tướng ấy bèn đưa cho ông lá thư Thủ tướng Pháp - Hồng y Fleury gửi cho Nữ hoàng Maria Theresia, đề nghị ký kết một Hòa ước riêng biệt mà không nhường cho nước Phổ một quyền lợi nào cả; và ông đã đọc bức thư này. Sau chiến thắng Chotusitz, cả quân Phổ và quân Áo đều mong muốn lập lại hòa bình. Chiến thắng Chotusitz chính thức đưa chiến lược của Đại đế Friedrich II và Quân đội Phổ trở nên nổi tiếng hơn cả, chính ông đã truyền lệnh và điều quân Phổ lấn vào sườn của đối phương.[27] Giờ đây, ông là vị Bá vương của toàn bộ các đồn quân của tỉnh Silesia, và đẩy nước Áo đến bờ vực sụp đổ.[28][29] Sau đó, ông đã gửi thư cho Thủ tướng Chính phủ Phổ là Heinrich von Podewils:[15]

Quả nhân vừa nhận được một tin vô cùng vui: Hòa ước sẽ được ký kết.
— Quốc vương Friedrich II